Thứ Ba, Tháng Năm 14

Bạn có biết chỉ số VIX là gì không? Với thị trường tài chính, đây không chỉ đơn thuần là một sản phẩm giao dịch. Nó còn được xem là một công cụ đặc thù để đo lường tâm lý, cụ thể là sự sợ hãi của các nhà đầu tư. 

VIX được tạo bởi CBOE – Sàn giao dịch quyền chọn Chicago, xây dựng dựa theo thể hiện biến động của chỉ số S&P 500, phản ánh kỳ vọng của thị trường về chỉ số này. 

Giải thích chỉ số VIX là gì?

VIX – CBOE – Cboe  Volatility Index là một chỉ số đầu tư được dùng như một công cụ để đo lường biến động của thị trường chứng khoán. Cụ thể, nó dùng để đo lường biến động trong vòng 30 ngày tiếp theo của thị trường chứng khoán. Chỉ số được xây dựng dựa trên một giỏ quyền chọn 500 cổ phiếu, lấy từ dữ liệu chỉ số S&P 500. 

VIX được nghiên cứu và phát triển bởi Sàn giao dịch quyền chọn Chicago – CBOE. Nó là thành quả của hai nhà kinh tế lỗi lạc là Menachem Brenner và dan Galai. Nó đã hình thành từ rất sớm, năm 1989, đến nay đã được sử dụng gần 35 năm.

Ban đầu, VIX chỉ được sử dụng trong thị trường chứng khoán. Về sau, nó được ứng dụng cả trong thị trường ngoại hối cũng như phân tích lãi suất của các quốc gia.

Đến năm 1992, chỉ số VIX đã được hoàn thiện về mặt lý thuyết cơ bản. Nhà tư vấn Bob Whaley đã được thuê để tính toán giá trị biến động của chỉ số. Ông đã sử dụng dữ liệu trong thị trường quyền chọn và đã đóng góp không nhỏ trong việc hoàn thiện VIX.

Giá trị của VIX được tính theo mức từ 0 – 100, thể hiện mức độ biến động của thị trường theo tỷ lệ phần trăm. 

Chỉ số VIX là thước đo biến động của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, được tính trong 30 ngày tới

Vì sao gọi VIX là chỉ số đo lường sự sợ hãi của thị trường?

VIX còn được gọi là chỉ số của sự sợ hãi. Nói đúng hơn, nó được dùng để đo lường tâm lý sợ hãi của thị trường trong 30 ngày sắp đến.

Vì đo lường sự biến động của S&P 500, vốn là chỉ số lớn nhất thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, nên chỉ số này trở thành một kiểu chỉ số đánh giá tâm lý. Nó thể hiện sự tự tin hoặc sự sợ hãi của các nhà đầu tư vào nền kinh tế Mỹ.

Nếu VIX tiến dần về 0, nó cho thấy các nhà đầu tư rất lạc quan và tin tưởng vào thị trường. Còn nếu nó tiến về 100, thì nó cho thấy sự bi quan, sợ hãi của các nhà đầu tư với thị trường Mỹ. 

Trong thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung, tâm lý giao dịch chính là một nhân tố quan trọng để quyết định đến xu hướng giá. Nếu tâm lý thị trường tích cực, giá cả sẽ tăng.

Ngược lại, các nhà đầu tư lo sợ thì thị trường sẽ dao động, xu hướng thoát hàng càng nhiều và giá càng giảm. Điều này được phản ánh khá cụ thể qua kết quả của chỉ số VIX. 

Khi thị trường tăng điểm và giá trị của VIX tăng, điều này cho thấy sự sợ hãi của các nhà giao dịch cũng đang không ngừng tăng lên. Có nghĩa là, trong ngắn hạn, thị trường có thể sẽ xuất hiện sự điều chỉnh. Còn người lại, nếu thị trường và giá trị VIX đều giảm, thì dấu hiệu này cho thấy các nhà đầu tư đã vững tin hơn. Thị trường sẽ khó có cơ hội đảo chiều hay có biến động lớn nào. 

Biểu đồ giao dịch chỉ số VIX trên xStation 5

Chỉ số VIX hiệu quả thế nào?

Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ tính hiệu quả của VIX, có thể nhìn vào lịch sử và kiểm nghiệm tính khả thi, xác thực của nó:

  • Năm 1998, chỉ số VIX chạm mốc 60. Lúc này, thị trường tài chính Nga sụp đổ.
  • Năm 2001, giá của VIX vượt mức 58 điểm. Và chúng ta có thể thấy tình hình kinh tế khủng hoảng thế nào sau vụ tấn công 11/9 ở Mỹ. 
  • 2002, chỉ số VIX lên 58 điểm, bắt đầu từ vụ bê bối tài chính ở Mỹ từ tháng 7 – 11. 
  • Năm 2008, vào tháng 10, VIX đã tăng đến 79 điểm. Lúc này cũng là thời điểm khủng hoảng tài chính cho vay dưới chuẩn. 
  • Năm 2018, VIX đạt 50,3 điểm vào ngày 6/2, sau nghi ngờ về sự rạn nứt tài chính.
  • Năm 2020, trước các tin tức liên quan đến Covid 19, VIX đã tăng quá 80 điểm vào ngày 18/3. Hậu quả sau đó là sự sụp đổ của thị trường Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung.

Và điều này cũng đủ để khẳng định thêm vì sao VIX được gọi là chỉ số Sợ hãi. Khi VIX tăng cao, thị trường tài chính gần như khủng hoảng và các biến động là rất khó lường. 

Thông tin giao dịch chỉ số VIX trên sàn XTB

Giao dịch chỉ số VIX như thế nào? 

Như đã nói, VIX thể hiện tâm lý thị trường trong 30 ngày sắp đến. Đồng thời với chức năng như một công cụ, VIX cũng là một chỉ báo đầu tư. Bạn có thể bắt đầu giao dịch CFD với chỉ số VIX với  và nhà đầu tư có thể cân nhắc giao dịch từ khung giờ 23:00 – 21:15 GMT, từ chủ nhật đến thứ 6 hàng tuần. Bạn có thể dễ dàng giao dịch chỉ số VIX tại sàn giao dịch chỉ số uy tín trên thế giới như XTB với số vốn nhỏ nhất 11.82 usd tương đương 278.000 đ cho 1 vị thế 0.01 lot.

Chúng ta đã tìm hiểu chỉ số VIX là gì, cũng như các giá trị mà nó mang đến cho thị trường. Có thể nói, đây là một chỉ số thú vị, hữu ích cho tất cả các nhà giao dịch chỉ số. Tìm hiểu và có cách nhận định chuẩn xác sẽ giúp trader rất nhiều trong các chiến lược giao dịch. 

5/5 - (1 bình chọn)
Share.
Mr Chỉ số

Chia sẻ kiến thức đến người dùng về chỉ số, các khái niệm cơ bản về chỉ số, kỹ thuật giao dịch chỉ số chứng khoán và những kinh nghiệm khi giao dịch, tránh các nguy cơ rủi ro dẫn đến thua lỗ.

Comments are closed.