Thứ sáu, Tháng mười một 22

Đối với nhà đầu tư, hạn chế rui ro trong các giao dịch là điều vô cùng quan trọng để hạn chế khoản lỗ cũng như mang về lợi nhuận tốt nhất. Chính vì thế nhiều chiến lược được nghiên cứu và ra mắt, trong đó phổ biến nhất phải kể đến DCA.

Vậy DCA là gì, sở hữu những đặc điểm gì nổi bật cũng như có nên sử dụng hay không. Nếu bạn đang tìm hiểu về chiến lược hạn chế rủi ro này thì không nên bỏ qua bài viết được chia sẻ dưới đây.

DCA là viết tắt của Dollar – Cost Averaging và có nghĩa là chiến lược bình quân giá. Đây là chiến lược phân chia số tiền đầu tư thành các khoản khác nhau cho nhiều giao dịch thay vì dồn tất cả số vốn cho 1 lần. Hay hiểu một cách đơn giản đây là chiến lược chia vốn vào nhiều lần để hạn chế rủi ro.

Khi số tiền đầu tư đã được phân chia sẽ được triển khai đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định cho đến khi hết. Chiến lược này nhằm hạn chế tối đa rui ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải trong quá trình giao dịch. 

Từ đó giúp trader thực hiện nhiều phiên hoạt động hơn, giúp gia tăng lợi thế và cơ hội tăng trưởng trong thời gian dài. Thực tế tính ứng dụng của DCA rất cao và được ưa thích trong nhiều thị trường tài chính: Forex, tiền điện tử, chứng khoán, đầu tư chỉ số chứng khoán

Về cơ bản, đây là phương pháp tuyệt vời cho việc đầu tư với số tiền nhàn rỗi. Không cần tỷ lệ sinh lời quá cao mà quan trọng hơn cả là sự an toàn khi giao dịch. 

Mục tiêu của chiến thuật bình quân giá là giảm tác động của giá hay thị trường lên sản phẩm mà bạn đang vào tiền. Giá có thể biến động liên tục và mỗi giao dịch tại một mức giá khác nhau, một sản phẩm riêng cũng sẽ làm giảm rủi ro so với thực hiện toàn bộ vốn với 1 tài sản duy nhất.

DCA là chiến lược ngày càng được nhiều nhà đầu tư nhàn rỗi sử dụng, có thể áp dụng với hầu hết sản phẩm. Tuy nhiên trong đó tiền kỹ thuật số là tài sản được sử dụng nhiều hơn cả.

Bật mí cách thức hoạt động của DCA

Bật mí công thức tính DCA 

Thực tế nhà đầu tư có thể quản lý giá mua với DCA cực đơn giản với công thức sau:

 DCA = n/ ( 1/ P + 1/P2 + 1/ P 3 + … + 1/ Pn )

Trong đó:

n là số lần mua.

P1, P2, P3… Pn: Là giá của mỗi lần mua.

Ví dụ dễ hiểu về DCA là gì?

Nếu chia sẻ trên mà bạn vẫn chưa thể hình dung chính xác về DCA thì hãy tham khảo ví dụ sau. Ví dụ thực tế là một trường hợp của nhà đầu tư nên có tính chính xác cao.

Giả sử nhà đầu tư mua 1 mã cổ phiếu với tổng số tiền là $5000 trong vòng 5 tháng. Tại thời điểm mua, thị trường đang trong xu hướng tăng và bạn quyết định DCA trong 5 tháng với số tiền $1000 cho 1 tháng.

  • Tháng thứ 1 với giá $8/ 1 cổ phiếu bạn mua tổng được 125 cổ phiếu.
  • Tháng thứ 2 với giá $10/ 1 cổ phiếu bạn mua tổng được 100 cổ phiếu.
  • Tháng thứ 3 với giá $5/ 1 cổ phiếu bạn mua tổng được 200 cổ phiếu.
  • Tháng thứ 4 với giá $4/ 1 cổ phiếu bạn mua tổng được 250 cổ phiếu.
  • Tháng thứ 5 với giá $6.66/ 1 cổ phiếu bạn mua tổng được 150 cổ phiếu.

Tổng cộng bạn đã mua được: 125 + 100 + 200 + 250 + 150 = 825 cổ phiếu, trung bình 1 cổ phiếu có giá: $6.06. Nếu ban đầu bạn mua tất cả $5000 với giá $8 thì sẽ chỉ sở hữu 625 cổ phiếu. Hay dồn tất cả tiền để mua với mức giá thấp nhất $4 bạn sẽ có 1250 cổ phiếu.

DCA đã giúp bạn hạn chế rủi ro khi mua được số lượng cổ phiếu lớn hơn, giá tốt hơn so với thời điểm ban đầu. Tuy nhiên khi so sánh với thời điểm đáy thì DCA chưa được tối ưu. Đây chính là cách thức giảm thiểu rủi ro của DCA mà trader cần cân nhắc.

Ví dụ dễ hiểu về chiến lược trung bình giá DCA

Ưu điểm của DCA là gì?

Khi tìm hiểu DCA là gì chắc chắn nhà đầu tư cần biết ưu nhược điểm của phương pháp này. Từ đó mới có thể đưa ra quyết định có nên sử dụng DCA trong các giao dịch của bản thân hay không. 

Không phải ngẫu nhiên mà chiến lược này trở nên phổ biến và được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Tất cả phải kể đến hàng loạt ưu điểm nổi bật bao gồm:

DCA giúp giảm thiểu rủi ro

Đây là chức năng chính cũng như tính năng được đánh giá cao, ứng dụng thường xuyên của DCA. Bản chất của DCA trong đầu tư nhờ vào chiến lược bình quân giá. Giúp trader bớt phần nào lo lắng việc có nên vào lệnh hay chốt lệnh hay không.

DCA hạn chế giao dịch theo cảm tính

Quyết định theo cảm tính luôn là điều tối kỵ trong đầu tư tuy nhiên có rất nhiều trader gặp phải. Đặc biệt trong các tình huống cấp bách, không giữ được bình tĩnh.

Sử dụng DCA sẽ giúp hạn chế được tình trạng này với các nhà đầu tư vì chiến lược này có tính kỷ luật cao. Nó có ảnh hưởng nhất định tới các quyết định đầu tư và tránh việc trader quyết định cảm tính theo hiệu ứng tâm lý trên thị trường.

Tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư

Bản chất của DCA sẽ giúp nhà đầu tư trải đều số vốn của mình cho nhiều giao dịch. Cũng vì thế mà bạn sẽ không cần phải theo dõi quá sát sao thị trường mà chỉ cần thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Có thể tiếp cận thị trường với số vốn nhỏ

Thay vì dồn tất cả số tiền của mình vào một giao dịch thì DCA giúp trader chia nhỏ nguồn vốn ra. Vì thế bạn sẽ thực hiện các giao dịch với số vốn nhỏ hơn, có thể bắt đầu với nhiều lần giao dịch hơn.

Cũng như với số vốn không lớn, hạn chế rủi ro, mang về lợi nhuận trên thị trường dù ở xu hướng giảm hay tăng. Có nghĩa trader hoàn toàn có thể mang về tiền lãi, tham gia giao dịch trong thời gian dài với số vốn nhỏ.

Nhược điểm của chiến lược đầu tư DCA là gì?

Tốn chi phí hơn khi tiến hành giao dịch với DCA

Vì cần mở nhiều giao dịch hơn nên nhà đầu tư có thể mất chi phí nhiều hơn cho tổng giao dịch của mình. Vì thế cần tính toán cẩn thận đảm bảo số lãi thu về trả hết được chi phí và vẫn có lời.

Có thể bỏ qua cơ hội mua đáy

Vì chiến lược DCA nhằm hạn chế rủi ro chứ không phải tối đa hóa lợi nhuận. Nên không hề bất ngờ khi trader có thể đánh mất cơ hội mua đáy, mang về số tiền lãi lớn hơn. Có thể nói, chiến lược này an toàn nên số tiền thu về cũng chỉ ở mức trung bình mà thôi.

Trên đây là chia sẻ chi tiết và dễ hiểu về DCA là gì cho tất cả nhà đầu tư. Cũng như ví dụ và cách sử dụng cho các nhà đầu tư mới để hạn chế rủi ro khi giao dịch. Nếu bạn không chắc chắn vào quyết định của bản thân thì đừng quên sử dụng chiến lược thông minh này nhé.

5/5 - (2 bình chọn)
Share.
Mr Chỉ số

Chia sẻ kiến thức đến người dùng về chỉ số, các khái niệm cơ bản về chỉ số, kỹ thuật giao dịch chỉ số chứng khoán và những kinh nghiệm khi giao dịch, tránh các nguy cơ rủi ro dẫn đến thua lỗ.

Comments are closed.